Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Những con giáp dễ ly hôn nhất

Quán quân: Con giáp Mão
Xem bói có thể thấy những cô nàng cầm tinh con Mèo sở hữu trực giác nhạy bén trong chuyện tình cảm, đặc biệt là vấn đề hôn nhân. Họ biết trân trọng duyên phận, luôn cố gắng để nắm giữ hạnh phúc. Chính điều đó khiến họ dễ có cảm giác được và mất. Đôi khi bản thân họ không xác định rõ kiểu hôn nhân mà họ mong muốn.
Do đó, khi hôn nhân xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt, đặc biệt là có kẻ thứ ba xuất hiện, nguy cơ ly hôn ở người tuổi Mão là điều khó tránh khỏi.
con-giap-mao
Người tuổi Mão sở hữu trực giác nhạy bén trong chuyện tình cảm
Á quân: Con giáp Tý
Tu vi tuổi tý cho thấy trong tình yêu và hôn nhân, anh chàng tuổi Tý tôn thờ chủ nghĩa lý tưởng. Do đó, họ luôn hy vọng có được tình yêu lâu bền và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cả về phương diện tình cảm lẫn vật chất.
Nếu cuộc hôn nhân không được như ý, họ sẽ vô cùng đau khổ, cảm thấy mất phương hướng, thậm chí bị tổn thương nặng nề về tâm lý.
tuoi-ty
Trong tình yêu và hôn nhân, anh chàng tuổi Tý tôn thờ chủ nghĩa lý tưởng
Vị trí thứ 3: Con giáp Ngọ
Những cô gái tuổi Ngọ khá hiểu biết, có năng lực thiêm bẩm về giao tiếp và khả năng thích ứng nhanh nhạy với mọi hoàn cảnh. Cộng với cá tính cực mạnh nên họ thường được mọi người yêu mến, đặc biệt là phái mạnh.
Tuy nhiên, con gái tuổi Ngọ lại không ổn định về mặt tình cảm. Tình yêu họ dành cho đối phương lúc thăng lúc trầm, nắng mưa thất thường nên hay xảy ra mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn không được giải quyết, họ buộc phải tính đến chuyện ly hôn.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Lễ vật trong lễ Dạm ngõ của người Việt

Lễ dạm ngõ (miền Tây Nam Bộ còn gọi là "Đám nói") là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình để nhà trai chính thức đặt vấn đề xin nhà gái cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi quyết định đi đến hôn nhân.

Dạm ngõ là buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình, không rườm rà, thành phần tham dự chủ yếu là người nhà thân thiết. Ngày nay, lễ dạm ngõ được tổ chức đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các thủ tục, lễ vật cần thiết.


Về phía nhà gái, cô dâu cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, chuẩn bị bàn ghế, trà nước, bánh kẹo để tiếp đón nhà trai. Cô dâu chú ý lau dọn cả bàn thờ để thắp hương, dâng lễ vật nhà trai mang sang. Buổi lễ chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình cho nên cô dâu không cần trang trí nhà cửa cầu kỳ.

Nhà trai chuẩn bị lễ vật gì?

Thông thường, nhà trai sẽ chuẩn bị một cơi trầu, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức đơn giản, có thể thêm lẵng hoa quả, bánh kẹo tùy điều kiện. Ở miền Bắc, số lượng mỗi loại lễ vật phải là chẵn, ví dụ hai gói chè, hai chục cau, hai chục lá trầu... Còn ở miền Tây Nam Bộ, lễ vật quan trọng nhất chính là trầu cau, trà, rượu và mâm ngũ quả.

Dù theo cách truyền thống hay hiện đại thì cũng lễ dạm ngõ cũng là dịp hai nhà bàn bạc chuyện hôn nhân trọng đại của đôi uyên ương. Vì thế trước khi buổi lễ diễn ra, hai gia đình nên đi xem ngày lành tháng tốt, tìm hiểu trước về nghi thức cưới để thống nhất trong ngày dạm ngõ.


Dạm ngõ là buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình, thành phần tham dự chủ yếu là người nhà thân thiết, nên không đặt nặng vấn đề lễ nghi, hình thức mà hướng đến bầu không khí thân mật, ấm cúng giữa hai bên.
Bởi vậy, người phát biểu của nhà trai có thể mở đầu câu chuyện bằng việc chào hỏi, giới thiệu bản thân và thành viên bên nhà trai. Tiếp đến là trình bày mục đích của buổi gặp gỡ, trình lễ vật (trầu cau).

Sau những nghi lễ ban đầu, hai gia đình nên trò chuyện cởi mở, giữ bầu không khí thân tình khi bàn bạc chuyện hôn nhân của uyên ương.

Nghi lễ ăn hỏi theo phong tục của người Việt Nam

Theo đúng phong tục của người Việt Nam, nghi lễ ăn hỏi sẽ diễn ra theo 7 bước sau:

1. Những việc chuẩn bị trước buổi lễ ăn hỏi:

- Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7 đến 15 tráp tùy nhà, còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn). Trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.

- Tùy số lượng tráp, nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp.

- Hai nhà lựa chọn ra một giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.

- Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị.


2. Phương thức chào hỏi và trao lễ vật:

- Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.

- Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.

- Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.

3. Mời nước, trò chuyện

- Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.

- Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến.

- Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.

- Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.


4. Cô dâu ra mắt hai gia đình

- Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi).

- Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.

5. Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái

- Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.

- Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

6. Bàn bạc về lễ cưới

- Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.

- Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

7. Nhà gái lại quả cho nhà trai

- Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.

- Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

- Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.

Thông thường, lễ ăn hỏi diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.