Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Những kiêng kỵ của người Việt khi tổ chức đám cưới

Các cụ ta có câu “có kiêng có lành”, điều gì tránh được thì nên tránh, điều gì kiêng được thì nên kiêng. Vậy nên, khi quyết định việc trọng đại của đời mình, các cô dâu chú rể và người nhà nên chú ý những kiêng kỵ sau để có được hạnh phúc bền lâu. Cùng xem boi dau nam cho những bạn có dự định lập gia đình vào năm nay nhé!

1.  Kiêng lấy người không hợp tuổi
Theo quan niệm của người xưa, hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi. Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly. Dù chưa có cơ sở khoa học giải thích rõ ràng thế nhưng nhiều gia đình vẫn thuận theo và xem tuổi cẩn thận cho đôi trẻ khi có quyết định kết hôn.
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng
+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi
+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu
+ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

2. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ
Khi xem tuoi vo chong, người ta phải lưu ý tính toán tuổi kim lâu của người nữ. Tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Dân gian thường tránh tổ chức cưới vào tuổi kim lâu của người nữ vì theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật… Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, vẫn có thể tiến hành hôn lễ vào năm kim lâu nếu qua ngày Đông chí.
3. Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi
Ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, phong tục cưới hỏi của người Việt xưa có đến 6 lễ chính: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo. Nhiều vùng miền và gia đình đã lược giản lễ dạm ngõ và lễ nạp cheo thế nhưng vẫn không thể thiếu lễ ăn hỏi trước khi tổ chức lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai hỏi cưới một cách đường hoàng, trang trọng.

4. Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt
Ngoài việc xem tuổi, mệnh của đôi nam nữ thì việc xem ngày, giờ cử hành hôn lễ theo am lich cũng quan trọng không kém. Việc xem ngày tháng cưới hỏi thường được những bậc cao niên có kiến thức và kinh nghiệm về phong thủy xem xét. Ngày cưới đẹp thường là ngày hoàng đạo, tránh những ngày tam tai, sát chủ, ngày rằm… Ngoài ra tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng cữ.

5. Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có tang
Đám cưới là việc vui, đại sự của gia đình nên khi nhà có người mới qua đời thường phải hoãn lại. Theo quan niệm, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.
Hình thức cưới chạy tang cũng xuất hiện, khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất.

6. Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc
Ngày cưới thường đông người, gia chủ thường không chu toàn được mọi việc nên việc đổ, vỡ đồ đạc là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên nên hạn chế tối đa, chuẩn bị kỹ càng để tránh việc đổ vỡ vì theo quan niệm người xưa, việc này là điềm không tốt cho đôi trẻ.
Trong ngày cưới, kỵ nhất là vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa. Tương truyền nếu việc này xảy ra thì đôi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên thường mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.

7. Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng
Thời phong kiến, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, việc cưới hỏi thường là bắt ép, người mẹ thương con gái bị gả đi xa nên thường thấy cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và ngoái nhìn lại. Ngày nay, dù việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục này.

8. Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà
Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản. Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một, thay vì cầm bình vôi, người mẹ sẽ cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.


Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Những điều cần quan tâm khi chọn ngày cưới hỏi

“ Ngày lành tháng tốt” là cái ngày được định sẵn để tổ chức hôn lễ truyền thống người Việt Nam. Theo đó, cặp vợ chồng muốn được hạnh phúc lâu bền thì phải chon ngay tot, giờ phù hợp với tuổi tác, số mệnh của cô dâu chú rể, hoặc phải lựa chọn ngày cưới phù hợp để hóa giải những điều không may mắn.
Người xưa đã tạm lượng tính các yếu tố họa phúc như sau:
Tuổi tác 10%
Mạng nạp âm 10%
Cung phi 10%
Phong thủy nhà 10%
Cung hôn nhân 10%
Duyên nghiệp 50%
Đầu tiên là phải tránh các ngày kỵ, cụ thể:
-          Không được chọn các ngày có các sao xấu như: Nguyệt yểm, Nguyệt đối, Nguyệt hình, Nguyệt hại, Nguyệt phá, Nhân cách, Tu la, Thọ tử, Không phòng, Không sàng, Sinh ly tử biệt, Ngưu lang chức nữ, Sát chủ, Vãng vong, Tứ ly, Tứ nguyệt, Kim thần thất sát, Tam nương, Ngũ mộ, Không vong.
-          Không chọn các ngày trực: Phá, Bình, Thâu
-          Không chọn ngày Hợi
Nên chọn ngày, xem gio tot trong các ngày: Hoàng đạo và Bất tương (không sát phá) có nhiều Đại cát tinh.

Luận cát hung theo phong thủy:
-          Cao ly đầu hình: là phương pháp dùng can chồng, chi vợ để tính toán tốt xấu của hai tuổi vợ chồng. Nếu phú quý, vinh hiển, đạt đạo là tốt. Nếu rơi vào bần tiện, biệt ly là xấu.
-          Cung phi: là sự phối hợp mệnh cung bát quái của hai vợ chồng để xem tốt hay xấu.
Tóm lại, kết hợp các phương pháp luận cát hung thì nếu cao ly đầu hình phạm biệt ly, cung phi phạm tuyệt mạng thì là đại kỵ.
-          Bành tổ hành giá kỵ: là phương pháp chọn ngày cưới. Có 8 tính chất đánh giá, nếu gặp Lộ, Môn, Đường, Sàng thì tốt. Nếu rơi vào Trù, Táo, Tử, Đệ thì xấu.
-          Giá thú châu đường: là phương pháp chọn ngày đón dâu. Phương pháp này cũng có 8 tính chất đánh giá. Nếu gặp Đệ, Đường, Táo, Trù thì tốt. Nếu gặp Phụ, Phu, Công, Cô thì xấu.
-          Nạp tế châu đường: là cách chọn ngày nhà trai nhập phòng ở bên gái. Cũng có 8 tính chất đánh giá. Nếu gặp Môn, Táo, Trù, Hộ thì tốt. Nếu gặp Phụ, Cô, Đệ, Công thì xấu.
-          Nguyệt kỵ: là phương pháp chọn tháng tốt nhất cho hôn sự, nếu đón dâu thì tính theo tuổi cô dâu, nếu gửi rể thì tính theo tuổi chú rể.
-          Niên kỵ: là cách loại trừ các năm xấu không nên dùng cho hôn sự.
-          Phương kỵ: là phương pháp chọn hướng xấu cần tránh trong ngày tổ chức hôn sự.
-          Cô hư sát pháp: là phương pháp chọn tháng xấu cần tránh tổ chức hôn sự.
-          Nhật xung: là ngày khắc mệnh chủ về ngũ hành, can chi với cô dâu chú rể, không nên tổ chức lễ cưới.
-          Mệnh phu thê: xem tuoi vo chong, nếu mạng chồng khắc vợ thì tốt, ngược lại nếu mạng vợ khắc chồng thì xấu.

-          Ngoại lệ: những ngày xấu vẫn có thể tổ chức đám cưới là những ngày tiều cát (ngày đó có sao xấu nhưng đi kèm với nó có nhiều đại cát tinh).